Công dụng của bí đỏ như thế nào

Công dụng của bí đỏ như thế nào

Công dụng của bí đỏ như thế nào với sức khỏe chúng ta. Có nên sử dụng thường xuyên hoặc nên chế biến như thế nào. Là điều mà ít người biết. Ở bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những vấn đề trên.
Bí đỏ thường bị xem là thuộc nhóm rau nhưng chính xác nhất thì bí đỏ thuộc về nhóm trái cây. Ngành thực vật học định nghĩa trái cây là một loại quả bao gồm hạt, phát triển từ hoa của cây. Và trong số các loại quả, bí đỏ (bí ngô) đứng đầu về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các acid hữu cơ. Tác dụng của bí đỏ là không hề nhỏ với sức khỏe con người.
Công dụng của bí đỏ
Công dụng của bí đỏ

Đặc điểm, công dụng của bí đỏ 

Đặc điểm

Bí đỏ có màu cam tươi, chứa các dưỡng chất dồi dào như carbohydrate. Với 50% là ở dạng phức hợp hoặc polysaccharides (bao gồm pectin), giàu chất xơ nhưng rất ít tinh bột và chất béo. Bí đỏ có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm. Ngoài ra bí đỏ còn điều hòa được insulin trong cơ thể.

Thành phần, công dụng của bí đỏ

Bí đỏ chứa hoạt chất chống oxy hóa nhóm carotenoid, cùng một dãy rộng các dưỡng chất alpha và beta-carotene, vitamin C, mangan, magie. Bí đỏ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng chống đột quỵ và điều hòa huyết áp. Hàm lượng folate cao giúp giảm lượng homocysteine (nhân tố gây bệnh tim mạch)
Chất xơ dồi dào trong bí đỏ giúp điều hòa đường ruột, tăng cường tiêu hóa. Folate trong bí đỏ góp phần ngăn ngừa các khuyết tật trong giai đoạn hình thành ống thần kinh của thai nhi. Là thực phẩm tối ưu cho thai phụ và trẻ đang trong giai đoạn phát triển não bộ.
Bí đỏ có chất mannitol có tác dụng thông tiện, giảm tác hại của chất độc từ phân với cơ thể. Các thành phần trong bí đỏ có công dụng trong phòng tránh ung thư kết tràng. Hạt bí đỏ còn có tác dụng trị giun hữu hiệu, phòng ngừa các loại giun sán tốt. Lượng dưỡng chất dồi dào trong hạt bí như chất béo, protein, enzyme urease, các vitamin A, B (B1, B2, B5, B6) và C… có thể hỗ trợ tiêu hóa, thông ruột. Tuy nhiên ăn nhiều quá có thể nổi mụn và tiêu chảy nhẹ (có thể tự khỏi).
Chữa bệnh bằng bí đỏ
Chữa bệnh bằng bí đỏ

Chữa bệnh bằng bí đỏ 

Trúng độc thuốc trừ sâu, tẩy giun sán

Dùng bí đỏ tươi và cà rốt tươi giã nhuyễn vắt lấy nước uống (hoặc ép nước uống). Nước ép bí đỏ sẽ có thể giúp giải độc hoặc thậm chí nôn ra ngay nếu trúng độc nhiều và nặng.
Tẩy giun sán thì dùng hạt bí đỏ ăn sống mỗi buổi sáng 1-3 ngày liên tục, chú ý không ăn sáng những ngày đó.
Hay ói mửa ở trẻ nhỏ thì dùng 3-6 cuống bí đỏ sắc nước uống, mỗi ngày dùng 3 lần. Có tác dụng trừ thấp giải nhiệt. Hoặc dùng khoảng 15gr rễ bí đỏ rửa sạch sắc nước uống, cũng mỗi ngày 3 lần.

Bỏng nhẹ, miệng lở, viêm rốn ở trẻ sơ sinh, bị sưng đỏ

Bỏng nhẹ thì dùng ruột, dây hoặc cùi bí (loại cắt lát mỏng). Sau đó giã nát đắp lên chỗ bỏng.

Miệng lở, đầu vú nổi nhọt thì dùng 1-3 cuống bí đỏ nướng cháy và trộn một ít dầu mè rồi đắp.

Viêm rốn ở trẻ sơ sinh thì dùng khoảng 12gr ruột bí đỏ giã nát, trộn với đường rồi đắp lên chỗ viêm, mỗi ngày 2 lần.
Bị sưng đỏ (trên cơ thể, đặc biệt là vùng mũi, nổi nhiều đốm đỏ): dùng khoảng 50gr ruột bí đỏ già và 15gr muối biển. Giã nát hỗn hợp và trộn đều đắp lên chỗ sưng.

Phụ nữ có tiền sử dễ xảy thai, phụ nữ thụt núm vú

Người có tiền sử dễ sảy thai: dùng 40gr cuống bí đỏ già sắc nước uống mỗi ngày 2 lần. Uống liên tục trong nhiều ngày.
Phụ nữ bị thụt núm vú, đau nhức: dùng 1 nắm râu bí đỏ rửa sạch, cho muối vào giã nát, dùng nước sôi pha uống.

Trị ho, viêm khí quản, lao, hen suyễn, viêm amidan

Trị ho, chữa viêm phổi thì dùng 1 quả bí đỏ khoảng 400-500gr, mật ong 100gr và đường phèn 50gr. Khoét quả bí, bỏ ruột, cho mật ong và đường phèn vào. Hầm kỹ khoảng 1 giờ. Ăn 1-2 lần trong ngày.
Viêm khí quản mãn tính thì dùng cuống bí đỏ (vừa đủ dùng). Nếu có ngũ trảo thì dùng khoảng 20gr, lá nhót 15gr. Sắc nước uống, sáng tối mỗi buổi 1 lần.
Hen suyễn thì dùng 250gr bí đỏ già, 15gr gừng tươi, 50gr đường (tốt nhất là đường đỏ), 25gr ý dĩ. Cho vào nấu chung để ăn, sáng tối mỗi buổi 1 lần.
Bị lao thì dùng khoảng 75gr lá bí đỏ, 40gr gạo (tốt nhất là gạo lứt), nếu có vỏ rễ câu kỷ thì dùng 50gr. Sắc nước uống, sáng tối mỗi buổi uống một lần.
Viêm amidan mãn tính thì dùng 50gr hoa bí đỏ và 125gr rễ lau tươi. Sắc hỗn hợp lấy nước uống, sáng tối mỗi buổi 1 lần.

Tiểu dắt, phù thũng khó tiểu

Phù thũng khó tiểu thì dùng cuống bí đỏ (vừa đủ dùng) nướng cháy rồi tán bột. Mỗi lần dùng 2gr, lấy nước ấm pha uống, mỗi ngày 3 lần.
Tiểu dắt và ra máu thì dùng 25gr rễ bí đỏ, 25gr xa tiền thảo, 25gr rễ cỏ tranh, 40gr hoa đồng tiền. Sắc nước uống.
Công dụng của bí đỏ
Công dụng của bí đỏ

Tổng quát về công dụng kỳ diệu của bí đỏ 

Bí đỏ xứng đáng là một loại quả quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Dễ trồng và rất dễ sử dụng, cũng rất thích hợp phát triển ở vùng nhiệt đới như Việt Nam.

Cung cấp dinh dưỡng và điều trị bệnh

Bí đỏ vị ngọt tính bình, bổ trung ích khí, tiêu độc diệt trùng, tiêu viêm giảm đau, tiêu đờm trừ mủ, hạ đường giải khát. Tất cả bộ phận vỏ, hạt, cuống, hoa, lá, rễ, dây đều có thể dùng làm thuốc. Bí đỏ tốt cho xương và mắt, tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, ngừa ung thư. Ngoài ra còn giúp tăng sức đề kháng, trị bệnh tiểu đường, làm đẹp da và giảm cân. Chúng ta có thể chế biến bí đỏ làm nước ép, nấu canh, nấu với sữa đậu, nấu cháo, chiên xào, làm mứt chè bánh. Đều rất có lợi cho sức khỏe.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Mặt khác, bí đỏ còn đem lại tác dụng lớn trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của mỗi chúng ta. Bí đỏ giúp giảm căng thẳng, lo âu, trở nên tích cực và yên tâm, ngủ sâu. Lý do là vì hạt bí đỏ chứa rất nhiều magie. Magie rất tốt để giúp giảm lo lắng, căng thẳng và bình tĩnh hơn.
Hạt bí đỏ còn chứa nhiều tryptophan, giúp dễ ngủ và còn tạo ra serotonin. Serotonin là một trong những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Cũng mục tiêu tiềm năng cho các phương pháp điều trị dược lý. Bí đỏ và hạt bí đỏ đều giàu chất xơ. Mà chất xơ có khả năng thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Có mối liên hệ tích cực giữa chế độ ăn nhiều chất xơ dẫn đến đường ruột khỏe mạnh và đường ruột khỏe mạnh dẫn đến sức khỏe não bộ cũng được tăng cường.
Ngoài ra bí đỏ có khả năng hấp thụ kim loại nặng và các chất độc khác nên cần chọn loại hữu cơ để dùng.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích dành cho bạn!
Tài liệu tham khảo: Y học cổ truyền, Y học tiếp năng
Cách chế biến bí đỏ
Cách chế biến bí đỏ
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *