Tác dụng của Gừng với sức khỏe

Tác dụng của Gừng với sức khỏe

Tác dụng của gừng với sức khỏe và chưa bệnh là vô cùng lớn. Chuyện kể rằng Thần Nông ăn nhầm nấm độc, đau bụng đến mức ngất đi. Nhờ vô tình ngửi được một mùi thơm mà tỉnh dậy, không còn cảm thấy nhức đầu hay tức ngực nữa. Thần Nông bèn nhổ cây ấy lên và ăn rễ, thấy thơm cay và mát. Một lúc sau bụng ông sôi lên và tiêu chảy, đi vệ sinh ra hết chỗ nấm đã ăn nhầm. Thần Nông thấy không còn đau nữa, cơ thể hồi phục. Ông quyết định đặt tên nó là Sinh Khương (ông họ Khương), ngày nay được gọi là gừng.

Cây gừng tươi
                                                                                            Cây gừng tươi

Đặc điểm nhận dạng

Cây gừng là một loại cây thảo, sống lâu năm, cây có thể cao 0,6 đến 1m, thân rễ phát triển thành củ. Lá cây gừng mọc so le không có cuống, lá bẹ có hình mác với chiều dài 15-20cm và rộng khoảng 2 cm.  Mặt lá gừng bóng nhẵn, gân giữa màu trắng nhạt, vò có mùi thơm.

Trục hoa xuất phát từ gốc dài khoảng 20cm. Cụm hoa gừng thành bông mọc sít nhau, bông hoa dài 5cm có chiều rộng 2-3cm, đài hoa dài chừng 1 cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài chừng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị tím.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc: toàn cây, nhất là thân rễ.

Thành phần và tác dụng của gừng với sức khỏe

Gừng có vị cay hơi nồng. Gừng có tác dụng kháng viêm cực tốt, xoa dịu các triệu chứng cảm cúm, đau bụng. Ngoài ra, gừng còn có thể chữa rối loạn dạ dày và giảm buồn nôn. Tinh dầu gừng chứa gingerol và các amino acid giúp kích thích vị giác, làm hưng phấn trung khu hô hấp và tim, tăng huyết áp, thoát mồ hôi và trị ho.
Hoạt chất gingerol gây tê, làm dịu, hạ sốt và kháng khuẩn, kích thích niêm mạc ruột và tăng cường khả năng tiêu hóa. Hoạt chất zingerone chống oxy hóa.
Nước cốt gừng tươi giúp chữa phong thấp, nôn mửa. Gừng nướng đen ôn kinh cầm máu, ôn tỳ trừ tả, nôn ra máu, tiểu ra máu, băng lậu, tiêu chảy do âm hư. Lá gừng trị đau bụng, ứ huyết. Vỏ gừng tươi trị phù thủng, da nhiễm nấm.

Trà gừng tươi
                                                                                            Trà gừng tươi

Tác dụng của gừng với sức khỏe, một số bài thuốc với gừng.

Bệnh tim phổi:

Người bệnh dùng 15gr gừng tươi, 50gr diếp cá, 40gr rau mùi sắc nước uống, sáng tối mỗi buổi 1 lần.
Ho đờm nhiều dùng 10gr gừng tươi, 10gr lá tía tô, 10gr vỏ quý. Bỏ đường đỏ sắc nước uống, sáng tối mỗi buổi 1 lần.
Ho gió dùng 25gr gừng tươi cùng với 50gr táo tàu cho vào nồi sắc từ 3 chén nước còn 1 chén. Sau đó thêm đường đỏ vào, uống khi còn ấm cho ra mồ hôi.
Viêm khí quản mãn tính dùng từ 5-8 lát gừng tươi, 350gr củ cải và đường đỏ sắc nước uống.
Hen suyễn dùng 20gr gừng tươi thái nhuyễn, trộn đều với trứng gà rồi xào chín ăn. Hoặc người bệnh có thể dùng 50gr gừng tươi giã lấy trộn thêm với mật ong, nước nóng.

Nấc cụt và nôn mửa

Nấc cụt thì dùng 50gr gừng tươi giã lấy nước bỏ bã rồi thêm mật ong.  Pha nước nóng uống Mỗi ngày 2-3 lần.
Nôn mửa do lạnh dạ dày thì dùng 20gr gừng tươi và 125gr quýt cả thịt lẫn vỏ sắc nước uống trước khi ăn. Sử dụng khi còn ấm. Uống liên tục 5-7 ngày. Sáng tối mỗi buổi 1 lần.

Đau bụng, tiêu chảy

Đau bụng thì người bệnh dùng gừng tươi giã nát rồi bôi lên rốn.
Tiêu chảy thì dùng khoảng 15gr gừng khô, 50gr vỏ cây hương xuân và 10gr cam thảo, tán bột rồi pha nước uống. Mỗi lần lấy 3gr, dùng 3 lần mỗi ngày.

Đau lưng và viêm khớp

Đau lưng mãn tính thì dùng 15gr gừng tươi và 150gr lá hương xuân, giã nát rồi đắp lên lưng.
Viêm khớp dạng phong thấp thì dùng 5gr gừng khô, 25gr vỏ mướp khía và 50gr ý dĩ sắc nước uống. Sáng tối mỗi buổi 1 lần.
Đau lưng do thận hư thì dùng 9gr gừng tươi và 30gr đỗ trọng, đổ nước vào hầm nhừ chia ra nhiều lần ăn.
Chứng lột da tay thì dùng 50gr gừng tươi thái lát ngâm với 80ml rượu gạo khoảng 24 tiếng rồi lấy chà lên chỗ bị tróc da, mỗi ngày 2 lần.

Da nhiễm nấm

Da nhiễm nấm thì dùng 5-15gr vỏ gừng tươi sắc nước uống và xát ngoài da chỗ bị nhiễm.

Dễ sảy thai

Dễ sảy thai thì dùng 25gr vỏ gừng, 10 quả táo, 50gr vỏ bí đỏ càng già càng tốt và 50gr đường đỏ sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 1-2 lần.

Gừng nướng trị bệnh
                                                                                     Gừng nướng trị bệnh

Đối tượng không nên sử dụng gừng

Tác dụng của gừng với sức khỏe và chữa bệnh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên đối với bệnh nhân huyết áp cao, người bị trĩ, ho do phế nhiệt, nôn mửa do vị nhiệt kiêng dùng gừng. Bởi vì gừng có tính nóng.  Gừng giúp sinh nhiệt mạnh có thể làm trầm trọng hơn bệnh do nhiệt. “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”.

Người có thể chất âm hư (thiếu âm) nội nhiệt, cơ thể khô khan, tay chân ra mồ hôi, khó ngủ thường xuyên mệt mỏi, buồn bã cũng không nên ăn gừng. Người bị táo bón, đờm vàng, say nắng trúng nắng.  Người bẩm sinh khó đông máu, người nhẹ cân, phụ nữ mang thai cũng không nên dùng.

Những lưu ý khi sử dụng gừng

Mọi người cũng không nên dùng chung gừng với các món có tính hàn. Chỉ nên dùng với các món bổ dương, ấm bụng để bổ trợ lẫn nhau.

Nhiều người cho rằng chỉ nên dùng gừng buổi sáng, tránh dùng vào buổi tối, không dùng vào mùa thu. Nhưng thật ra gừng có nhiều loại: sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô) và thán khương (gừng nướng đen). Chỉ có gừng khô và gừng nướng đen mới cần cân nhắc vấn đề này. Gừng tươi thì dùng bất cứ thời điểm nào cũng hợp lý. Đặc biệt uống trà gừng đêm trăng tròn càng tăng khả năng hấp thụ và dược tính của gừng. Nếu dùng một liều lượng vừa đủ thì gừng tươi hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng.

Tài liệu tham khảo: Y học tiếp năng, Y học cổ truyền

Tác dụng của gừng trong điều trị bệnh
                                                                          Tác dụng của gừng trong điều trị bệnh

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *