Phân loại Đông Trùng Hạ Thảo
Theo nguồn gốc, Đông Trùng Hạ Thảo được chia làm hai loại. Đó là Đông Trùng Hạ Thảo Tự nhiên và Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng.(Đông Trùng Hạ Thảo bán tự nhiên, Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng hoàn toàn trong nhà kính). Xét về mặt hàm lượng hoạt chất thì 2 loại trên có các thành phần tương tự nhau. Về hình dáng thì có phần khác biệt do sự hình thành khác nhau.
Thực tế cũng có rất nhiều cách phân loại Đông Trùng Hạ Thảo. Nhưng phân loại dựa vào nguồn gốc hình thành, môi trường sinh trưởng của chúng sẽ khiến người đọc dễ dàng nhận ra vấn đề cốt lõi. Một phần nữa cũng là vì hai loại này được ứng dụng trong y học và thực phẩm nhiều nhất.
Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên (Ophiocordyceps sinensis)
Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên là loại nấm phát triển ngoài tự nhiên. Từ khi hình thành đến lúc thu hoạch đều không có tác động của con người. Và chỉ có trên cao nguyên Thanh Tạng (Tây Tạng) và một số nơi cùng khu vực đó. Đông Trùng Hạ Thảo tư nhiên có giá rất đắt, khoảng 2 tỷ đồng/1 kg khô.
Đặc điểm Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên
Xét về cấu tạo Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên
Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên (sinensis) bao gồm hai phần:
Phần thứ nhất (stroma) là phần cây nấm (có màu đen khi khô hay vàng đậm lúc còn tươi) có độ dài 5-10cm được mọc ra từ đầu con sâu
Phần thứ hai (endosclerotium) là phần con sâu (phần ấu trùng) đã khô mà không phân huỷ hay mục hỏng. Phần này là mình con sâu có khoảng 20-30 vằn khía, 8 cặp chân. Có màu vàng nâu hoặc sậm hơn.
Mùi vị của Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên
Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên (sinensis) nhẹ. Khi cầm trên tay có cảm giác như đam nắm một nhúm cỏ khô. Xét về mùi thì Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên có mùi thơm nhẹ của nấm rơm và một chút tanh của nấm hương. Khi ăn sống thì có mùi vị thơm như ăn thịt gà.
Quy trình hình thành Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên (sinensis)
Quy trình hình thành Đông Trùng Hạ Thảo có thể tóm tắt làm 4 giai đoạn như sau
Giai đoạn 1: Bướm Ophiocordyceps sinensis đẻ trứng và nở ra ấu trùng.
Hình thành và phát triển tại các cao nguyên có độ cao trên 4.500m của Trung Quốc. Là những địa điểm có khí hậu đặc biệt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm có thể là hàng chục độ C. Luôn được bao phủ bởi một lớp sương mờ dày đặc, có nguồn nước ngầm tinh khiết đảm bảo độ ẩm đầy đủ cho sự phát triển của Đông Trùng Hạ Thảo.
Lúc này loài bướm Ophiocordyceps thuộc chi Thitarodes sinh trưởng và phát triển ở những khu vực cao nguyên có điều kiện khí hậu đặc biệt. Loài này sinh sản vào mùa thu, chúng đẻ trứng trong đất rồi sau đó những ấu trùng sâu non sẽ được nở ra.
Giai đoạn 2: Ấu trùng sâu non bước vào giai đoạn phát triển.
Say khi ấu trùng non được nở ra, chúng tiếp tục sinh trưởng và phát triển ngay tại trong lòng đất. Nhờ vào việc hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong lòng đất và rễ cây. Sự sinh trưởng và dưỡng chất trong ấu trùng nhờ những yếu tố về thổ nhưỡng, ánh sáng, nhiệt độ,… tại địa điểm ấu trùng được sinh ra. Ấu trùng sinh trưởng thuận lợi và giàu dưỡng chất bao nhiêu thì chất lượng Đông Trùng Hạ Thảo tốt bấy nhiêu.
Giai đoạn 3: Khi ấu trùng bị ký sinh bởi bào tử nấm.
Ấu trùng sâu phát triển và ngủ đông cả mùa đông. Khi xuân sang là thời điểm ấu trùng sâu đã trưởng thành và bắt đầu bị ký sinh bởi bào tử nấm. Lý do có thể do ấu trùng sâu đã ăn nhầm phải bào từ nấm hoặc bị bào tử nấm chui vào qua lỗ thở. Nguồn gốc các bào tử nấm chính là được phán tán bởi loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes. Bằng cách đi theo dòng nước để thấm vào đất tìm kiếm cơ hội xâm nhập và ấu trùng sâu.
Giai đoạn 4: Đông Trùng Hạ Thảo mọc lên từ đầu ấu trùng.
Ngay sau khi bị bào tử nấm xâm nhập. Ấu trùng sâu sẽ chết dần. Vì bị bào tử nấm hút hết chất dinh dưỡng. Qúa trình sẽ diễn ra từ từ từ lúc xâm nhập (màu xuân) cho tới cuối tháng 4 (sang hạ). Các bào tử nấm phát triển cây nấm mọc lên từ đầu ấu trùng. Chúng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến thàng 7. Đây cũng chính là thời điểm thích hợp để thu hoạch Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên.
Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng (Cordyceps Militaris)
Đông Trùng Hạ Thảo là loại nấm được nghiên cứu và nuôi trồng bởi các nhà khoa học. Chúng có nguồn giống lấy từ tự nhiên, nhưng nuôi cấy trên các giá thể hữu cơ hoặc nuôi cấy trên các ký chủ tại môi trường bán tự nhiên hoặc hoàn toàn trong nhà kính. Dưới điều kiện tuân theo quy chuẩn khắt khe về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,….
Đặc điểm Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng
Cấu tạo Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng
Đông Trùng Hạ Thảo dạng quả thế là những sợi nấm mọc thành cụm. Chúng có màu vàng đậm được mọc lên từ giá thể hữu cơ.
Đông Trùng Hạ Thảo dạng kí chủ có khoảng 1-2 sợi nấm mọc lên từ các con côn trùng được cấy ( như bọ xít, nhộng tằm,….) sau khoảng 65-70 ngày.
Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng không có dạng con dời như Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên (Cordyceps sinensis). Mà nó thường là dạng khóm, cụm và có màu vàng cam sáng.
Mùi vị của Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng
Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng có mùi nấm đặc trưng, thơm nhẹ. Đặc biệt khi nhai có vị ngọt nhẹ.
Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng có giá giao động trong khoảng 500 triệu đồng/1kg khô.(Gía bằng ¼ Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên Tây Tạng)
Đông Trùng Hạ Thảo bán tự nhiên và Đông Trùng Hạ Thảo hoàn toàn nhà kính
Đặc biệt, Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng có hai loại. Cụ thể đó là Đông Trùng Hạ Thảo bán tự nhiên và Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng hoàn toàn trong nhà kính. Đông Trùng Hạ Thảo “Bán tự nhiên” là sản phẩm có giá trị hơn. Vì được nuôi cấy kết hợp ngoài thiên nhiên. Chúng có điều kiện và cơ hội hấp thu được dưỡng chất từ thiên nhiên. Khác với Đông Trùng Hạ Thảo hoàn toàn nuôi trồng trong nhà kính. Chúng sinh trưởng và phát triển phụ thuộc hoàn toàn và điều kiện nhà kính. Không được hấp thu dưỡng khí từ thiên nhiên.
Quy trình nuôi trồng loại Đông Trùng Hạ Thảo (nhân tạo)
Theo mỗi dự án và nghiên cứu khác nhau thì quy trình nuôi trồng Đông Trùng Hạ Thảo sẽ có chút điều chỉnh. Nhưng về bản chất quy trình nuôi trồng Đông Trùng Hạ Thảo sẽ tuân theo các công đoạn sau:
Công đoạn 1: Cấy sợi nấm Đông Trùng Hạ Thảo
Tại phòng thí nghiệm kèm điều kiện tiêu chuẩn, các nhà khoa học sẽ tạo các tế bào gốc. Bằng việc thực hiện cấy chủng nấm vào các lọ cơ thể. Sau đó chuyển chúng tới phòng tối, trong suốt quá trình đó phải đảm bảo: Nhiệt độ 18-20 độ C, độ ẩm 75%-80%. Các lọ mẫu phẩm phải được bảo quản kín tránh không cho không khí lọt vào.
Sau quá trình cấy chủng nấm từ 10-12 ngày, các sợi nấm đã phát triển kín bề mặt môi trường sinh khối. Khi đó tiếp tục chuyển qua công đoạn 2.
Công đoạn 2: Giai đoạn tạo quả thể
Công đoạn một nuôi cấy nấm thành công sẽ được chuyển qua phòng sáng với mục đích tạo quả thể. Với điều kiện ánh sáng đảm bảo được chiếu ít nhất là 12 tiếng với cường độ 1000 Lux, nhiệt độ từ 18-20 độ C, độ ầm 75-80%.
Ở giai đoạn này, sẽ có 2 lần trong ngày cần mở cửa mỗi lần ít nhất 30 phút. Thời gian thích hợp để mở cửa và và buổi sáng và chiều tối. Việc này giúp lưu thông không khí, sau 15 ngày sẽ kết thúc giai đoạn này. Là khi đã xuất hiện các sợi nấm li ti.
Công đoạn 3: Giai đoạn nuôi quả thể sinh trưởng
Khi sang giai đoạn này đòi hỏi các nhà khoa học, kỹ thuật viên phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi sự sinh trưởng của nấm. Điều này giúp kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh. Về điều kiện môi trường lúc này có thay đổi chút so với giai đoạn trước. Nhiệt độ vẫn giữ 18-20 độ C, độ ẩm tăng thêm 5%, thời gian chiếu sáng vẫn 12 tiếng. Nhưng cường độ chiếu sáng phải giảm xuống còn 700 Lux. Qúa trình lưu thông không khí vẫn tiếp tục như ở giai đoạn 2. Giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian 2 tháng. Kết thúc giai đoạn này nấm đã mọc dài và trở thành bào tử nấm. Chuẩn bị chuyển qua giai đoạn tiếp theo để thu hoạch.
Công đoạn 4: Giai đoạn Thu hoạch
Xuyên suốt quá trình nuôi cấy và sinh trưởng. Sau khoảng 3 tháng khi mà các ngọn nấm đã chuyển sang màu vàng và vàng sẫm. Đã đến lúc Đông Trùng Hạ Thảo đạt tiêu chuẩn để thu hoạch.
Sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo thu hoạch sau nuôi trồng có thể sử dụng ngay dưới dạng tươi hoặc sấy khô. Và sử dụng để tạo ra các chế phẩm đa dạng như; Viên nang Đông Trùng Hạ Thảo, trà dưỡng sinh Đông Trùng Hạ Thảo, ….
So sánh loại Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên (Tây Tạng) và loại Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng (nhân tạo)
Để hiểu được giá trị của các loại Đông Trùng Hạ Thảo, người tiêu dùng có thể tham khảo bảng so sánh tổng quát giữa Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên (Tây Tạng) và Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng.
Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng “BÁN TỰ NHIÊN” Elipha- Cordyceps
Đông Trùng Hạ Thảo Sapa Elipha – Cordyceps là sản phẩm được sản xuất bởi công ty Traphaco Sapa.
Traphaco Sapa là công ty con của công ty CP Traphaco – một thương hiệu nổi tiếng nhất ngành Dược Việt Nam. Traphaco đã có lịch sử 20 năm hình thành và phát triển.
Công ty Traphaco Sapa là doanh nghiệp khoa học công nghệ có nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP EU lớn nhất tỉnh Lào Cai, các hoạt động xã hội của công ty đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận như CSIP, Helvetas; Biotrade… Traphaco Sapa là công ty dược Việt Nam duy nhất là thành viên của Liên minh Toàn cầu thương mại sinh học đạo đức (UEBT).
Sản phẩm thuộc dự án cấp Nhà nước được Bộ khoa học và công nghệ phê duyệt với mã số DA.CT-592.23.2018. Kết quả kiểm nghiệm cho kết quả hàm lượng dược chất >8mg/g (nhiều sản phẩm trên thị trường thường đạt khoảng 2-4mg/g).
Đông Trùng Hạ Thảo Sapa Elipha – Cordyceps có màu cam sáng rất đẹp vì được sấy bằng công nghệ Sấy thăng hoa và chiếu xạ. Các sợi Đông Trùng đầy đặn có mùi thơm nhẹ và tanh đặc trưng.